Được tạo bởi Blogger.

Mồi và thủ thuật câu cá chép

Câu cá chép một thú câu đang ngày càng đc nhiều người ưa chuộng vì sự hấp dẫn khó đỡ của nó => Rất dễ với người biết, cực khó với người ko biết, đặc biệt khi ta Câu được Cá chép to, rất được các bạn câu trầm trồ thán phục..và sau đó là 1 bữa chép sông om dưa, hay luộc me ngon lành


Nhưng câu được chép (đặc biệt chép to ) ko phải dễ, vì cá chép là loại cá có bộ não rất thông minh (đứng đầu trong loài cá ) và thính, vị giác đặc biệt nhạy cảm, chúng sẽ ko bao giờ ăn mồi và mắc câu khi mồi ko chuẩn, cần ko nhạy, và cảm thấy chúng ko an toàn, sau đây tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm khá xương máu đã đúc kết đc qua nhiều năm câu chép:

- Chọn điểm câu: Chép hay tụ và dựa nhiều ở vùng nước yên tĩnh ( ít chảy ) gần nơi có đá gầm, cọc tre, đám lục bình rộng, để chúng náu mình, ve vẩy hóng nước, hay gọi là ổ của chúng, những vùng bùn trống trải chép to ít ở, độ sâu nước từ 1,5 - 3 m, gần các nguồn thức ăn. VD: bến sông. Chân cầu, cửa cống..vv

- Cách ăn mồi của Chép: Chép ăn mồi rất chậm chạp, bình tĩnh, đặc biệt chép to, nếu chúng cảm thấy nguy hiểm là ko ăn mồi ( dù nó đang rất đói ) chúng rất tinh để phát hiện ra thấy mồi của chúng ta ko chuẩn, cước quá to, lưỡi chùm ( lục ) hay cục mồi lăng xê quá khủng đều làm chúng sợ, và bỏ chạy, (đặc biệt chép sông hoang dã) nên câu đơn nhiều khi hiệu quả và hay bắt đc chép củ hơn là vậy. những con chép 3 lạng trở lên đã có sự tinh khôn, chép độ 1 cân trở lên rất khó câu, có những con chép vài cân đã thành tinh ( rất quái ) thì nhiều khi ta vất mồi đúng đầu nó, nó cũng ko thèm ăn, Chép ăn mồi thường khi cá loài cá khác đã ăn chán chê và bỏ đi, chép ăn mạnh nhất vào thời gian từ 15h đến 19h 30, cảm nhận khi chúng ăn chúng sẽ nhấm nháp nhè nhẹ, nếu mồi chuẩn chúng sẽ nuốt ( rút hay bềnh phao ) nếu mồi ko chuẩn thì chúng chỉ nhấm 1 chút là bỏ đi ngay.

- Mồi phải thật “ chuẩn “ => Mồi Chép thích ăn, khó cưỡng lại. Hiện nay nhiều người câu chép hay tự chế mồi, hoặc dùng mồi TQ, ( tuy nhiên Mồi trung quốc có chứa thành phần chất gây hại, ta câu nên về làm ko sạch dễ bị nhiễm độc khi ăn cá ) hoặc mồi thông thường trên thị trường, chép vẫn ăn nhưng độ nhạy ko cao, vì thế ta chỉ hay câu đc chép tai trâu, chép lá mít, hay chép vài lạng, còn với chép củ, chúng chỉ ăn loại mồi thật " Chuẩn " cho nên vì sao chỉ có vài cao thủ hay câu đc chép to là thế ( vì họ dùng loại mồi bí mật - hay còn gọi là mồi gia truyền) Còn nếu ta thích tự chế mồi câu chép có thể dùng vật liệu có sẵn như: sữa bột, khoai, bột nếp, đỗ xanh, đỗ tương, bột mì, chuối chín, lạc rang, vừng, mè.....vv.. nhưng rất tốn kém và pha chế cầu kì, lách cách, mỗi lần đi câu pha chế mồi rất mất thời gian, và ít hiệu quả ( chỉ lên một vài những chú chép tai trâu ngờ nghệch )

- Cần câu chép phải thật nhạy, để sao cho khi chép vào ăn mồi, rung phao, ta có thể biết chính xác 100 % khi nào chép đang nhấm thử, khi nào chép đã ngậm mồi, để có cú đóng chuẩn xác, dính cá nhất, 

- Sau khi ném vùng ổ xong, các loại cá khác vào ăn 1 lúc, rồi yên lặng, sau đó ta Nhìn thấy phao câu khi nhấp nháy nhè nhẹ thì ta cứ để nguyên vì lúc đó chép đang thử mồi và rất cảnh giác ( nếu giật lúc này, hầu như bị hụt ) chỉ khi nào phao rút đi ( chép to ăn mồi ) hay bềnh lên, đóng là dính cá. Còn nếu mồi ko chuẩn, chép sẽ ko ăn nữa và bỏ đi, mặc dù tăm chép sôi sùng sục ( loại tăm nhỏ, dày, cày theo vệt dài )

- Khi dính chép to ( phao lừ lừ thụt xuống ), chúng thường ghì cần rất nặng, cảm giác rất “phê”, ta cứ lựa di chuyển cần theo hướng cá chạy, dòng cho nó chạy ra chỗ thoáng, thấm mệt, ta cầm cước kéo vào, lấy vợt xúc lên là OK, 

câu Chép lưỡi đơn, lưỡi đôi, thấy hiệu quả hơn câu Lục nhiều, vì đã đóng cá là sẽ lên bờ 98%, còn giật lục rất dễ bong nếu ko biết dòng, mà chép đã 1 con bị dính lục cả đàn sẽ sợ chạy hết trơn, con chép nào bị lưỡi câu lục sượt qua thân mình, thì có chết đói nó cũng không bao giờ quay lại ăn mồi nữa, vì giống Cá Chép khôn nhất trong các loài cá sông. mình thấy có bạn nói câu cá chép sông tự nhiên dễ hơn chép ao là sai, chép tự nhiên rất khôn, nhất là loại chép có trọng lượng từ 3 lạng trở lên.

Sau 15 năm chuyên Câu Chép sông mình đúc rút ra kinh nghiệm như sau:

- cá Chép rất kén ăn mồi, nếu mồi ko chuẩn là chúng sẽ không ăn, dù rất đói.
- Buộc cần câu phải biết cách cân phao - Chì thật là chuẩn, Chọn mua Phao, chì, lưỡi, cước chọn loại mảnh, nhỏ nhất. Vì mắt, khứu giác, vị giác của chép rất tinh. câu chì, phao, lưỡi, cước to là dễ móm.

- mồi Chép thích ăn nhất: Mồi có mùi thơm như mít chín, vị hơi chua. Mồi phải thật Mịn, thả xuống nước phải tạo màn sương mùi thơm dụ chép, Bạn nào nói Chép thích Cám tanh, hay giun là sai, vì chép sợ nhất là mùi tanh, Nếu có con nào ăn thì đấy là loại Chép Ngố câu trong ao Nhà thả mà thôi, nếu câu sông, ném mồi tanh lên đầu chúng cũng ko thèm ăn đâu. Khi câu chép bắt buộc phải ném thính vùng dụ chép tập trung đông đúc lại như kiểu nhà có đám để dễ câu chúng, thính vùng cũng rất quan trọng ko kém mồi câu. Chép To chỉ câu được chúng ở vùng nước sâu 2-4 m, chúng chỉ cắn câu lúc 5 -7 giờ chiều và về đêm, khi chúng ăn, phao đài sẽ nổi lên hay rút chìm xuống chầm chậm, lừ đừ là chép to đang cắn, giật búng nhẹ đầu cần là Ok, nới nhẹ cước cho nó chạy 10 phút mệt lừ lấy vợt mà xúc, Bác nào tham lam mà lôi hùng hục lên ngay thì tỉ lệ mất Cá sẽ là 99 %....


Share on Google Plus

About Nguyễn Tiến Cường

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

2 nhận xét: